Thứ Năm, 25 tháng 11, 2010

Dịch vụ pháp luật Việt Nam – Hãy chờ

Văn phòng luật sư với các dịch vụ pháp lý về Thương mại sẽ phát triển mạnh ở Việt Nam trong thời gian tới.

Xã hội phát triển nào cũng cần có sự minh bạch cửa pháp lý. Trong đó, luật kinh doanh là một phần quan trọng, không thể thiếu.

Chưa bao giờ ngành nghề luật sư thương mại ở Việt Nam được nhắc đến nhiều như thời điểm này. Cũng dễ hiểu khi nhu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý đang ngày càng tăng. Đó là kết quả tổng hợp của nhiều tác động tích cực từ nhiều phía.

Miền đất hứa cho ngành nghề luật sư việt Nam

Nền kinh tế nước ta đang phát triển từng ngày. Hệ thống các văn bản luật ngày càng hoàn thiện, chặt chẽ. Đặc biệt là “dấu son” Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Việt Nam – WTO đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Việt Nam cũng đặt chân vào sân chơi “không biên giới”, ẩn chứa cả cơ lẫn nguy. Luật sư Lưu Văn Tám (Hội đồng Luật sư Quốc gia) cho biết, nhiều luật sư trẻ bây giờ là đồng nghiệp, cũng là “đối thủ của ông ngay từ giai đoạn Việt Nam đang đàm phán vào WTO. Họ đã có kế hoạch thành lập Văn phòng Luật sư riêng.

Chúng ta từng phải liên tục đối mặt với các vụ kiện bán phá giá, liên quan đến con cá, con tôm, các mặt hàng công nghiệp như dệt may, da giày… Hay vụ thua kiện pháp lý của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), cũng là lời cảnh tỉnh đối với các doanh nghiệp, vừa thiếu thông tin và cả hiểu biết về Luật thương mại quốc tế.

Chẳng đâu xa, ngay cả Luật thương mại trong nước vẫn còn là điều gì đó “uyên bác” đối với nhiều doanh nghiệp, nhất là khi đại đa số đều có quy mô vừa và nhỏ. Trong đó, vô số doanh nghiệp ra đời và phát triển một cách tự nhiên, thiếu thông tin và hiểu biết và pháp lý…

Ai cũng mong muốn kinh doanh thành công và bền vững. Do vậy, tìm đến chuyên gia tư vấn để giảm thiểu rủi ro liên quan đến pháp lý là việc cần thiết. Đó cũng là tiền đề để người ta nhận diện một “miền đất hứa” của nghề Luật sư Việt Nam.

Mở cửa cho nghề “thầy cãi”

Pháp lệnh Luật sư ra đời đầu tiên vào năm 1987, công nhận chính thức nghề luật sư tại Việt Nam. Thời điểm đó, nghề này chưa phát triển. Các văn phòng luật sư chỉ xuất hiện lưa thưa.

Luật Doanh nghiệp ra đời năm 2000, đi đôi với nhiều nguồn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam, tạo nhiều “đất” hơn cho các luật sư. Pháp lệnh Luật sư năm 2001 ra đời, góp phần chuyên nghiệp hóa dần các hoạt động và dịch vụ pháp lý.

Nền kinh tế phát triển nhanh chóng. Số lượng doanh nghiệp tăng nhanh. Nhu cầu dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp cũng tăng theo.

Chính từ những thuận lợi trên, nhiều văn phòng luật sư đã ra đời, trong đó có nhiêu vân phòng chuyên về Luật Kinh doanh. Tính chung từ sau Pháp lệnh Luật sư có hiệu lực, các tổ chức hành nghề luật sư ra đời trải dài khắp cả nước, lên đến con số hàng ngàn, trong đó bao gồm cả các đại diện của nước ngoài.

Đặc biệt, Luật Luật sư năm 2006 ra đời, góp phần nâng tầm nhận thức và chuyên nghiệp hóa hơn nứa vai trò của nghề luật sư.

Trong nội dung của Luật Luật sư mới ban hành này, các tổ chức hành nghề luật sư, văn phòng luật sư đã được xem là những doanh nghiệp. Luật sư trong những tổ chức này cong được thừa nhận là “người kinh doanh”. Sản phẩm chính là các dịch vụ pháp lý mà nghề này cung cấp.

Ngoài ra, còn có hình thức luật sư hành nghè tự do. Nghĩa là họ không còn đăng ký văn phòng, không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, mà chỉ cần có chứng chỉ hành nghề. Điều này cho thấy hoạt động tư vấn pháp lý sẽ thuận lợi hơn nhiều, giảm bớt thủ tục rườm rà.

Chỉ còn nhìn số liệu thống kê cũng đủ thấy ngành nghề luật sư phát triển mạnh mẽ đến mức nào trong thời gian qua. Năm 2005, cả nước chỉ có khoảng 700 văn phòng luật sư. Hơn một năm sau, tổng số văn phòng luật sư đã nâng lên gần 1.200, tức tăng khoảng 500. Đó là chưa kể đến các luật sư hành nghề tự do, với con số cũng không nhỏ.

Cầu kích cung

Theo luật sư Đinh Văn Thảo (Đoàn Luật sư TP. HCM), nguyên nhân khiến số lượng văn phờng luật sư tăng nhanh, một phàn do người dân đã am hiểu pháp luật hơn.

Trước đây, mỗi lần nói đến kiện tụng, ra tòa, ai cũng “dị ứng”. Bây giờ, họ không còn e ngại. Một minh chứng là gần đây, có người đã gửi đơn kiện một đơn vị thi công, thực hiện công trình công cộng, gây ảnh hưởng đến thu nhập của họ.

Song song với dân trí vè pháp lý ngày càng tăng, nhu cầu về pháp lý của các doanh nghiệp cũng rất lớn.

Do vậy, sự có mật của luật sư trong giao dịch làm ăn đã chiếm một vi trí quan trọng.

Thực tế cho thấy, nhu cầu vè dịch vụ pháp lý đang rất lởn. Chẳng hạn như Công ty Luật Gia Phạm, ra đời từ năm 2001, đến nay, số khách hàng của họ đã đạt đến 12.000 doanh nghiệp.

Cần nhiều yếu tố mới có thể thành công

Dự báo các văn phòng luật sẽ tăng mạnh trong thời gian tới là có cơ sở. Một luật sư ở TP. HCM từng đề cập đến cái đích 10.000 luật sư trong năm 2010. Như thế cũng có nghĩa là khoảng bao nhiêu người đó có khả năng mở văn phòng luật sư. Tuy nhiên, nói như luật sư Lê Đức Bình, thuộc Đoàn Luật sư TP. HCM, mở văn phòng luật không khó. Nhưng để hoạt động và phát triển mạnh mẽ, không phải chuyện dễ.

Đây là ngành nghê khá đặc thù, đòi hỏi các luật sư phải có nhiều kinh nghiệm và có tiếng trong nghề. Không nên mở văn phòng luật ồ ạt khi không hội đủ các yếu tố về kinh nghiệm cũng như quản lý.

Nhiều luật sư vừa mới ra trườnp được cấp bằng hành nghề là mở văn phòng ngay, để rồi cũng chỉ tiếp… bạn là chính. Do đó, ngay từ đầu, các luật sư phải trải qua một quá trình khẳng định tên tuổi trước khi thành lập văn phòng tư vấn riêng.

Cái khó về tên tuổi, trình độ, sau một thời gian có thể được khắc phục và bổ sung. Còn ở đây, yếu tố quyết định đến sự phát triển của các văn phòng luật chính là trình độ dân trí đối với pháp lý.

Theo luật sư Lưu Văn Tâm (Hội đồng Luật sư Quốc gia), các văn phòng dù có luật sư giỏi đến mấy mà không được doanh nghiệp tin tưởng, cũng không thể hoạt động lâu dài.

Một yếu tố, cùng là khó khăn của các luật sư Việt Nam, là vốn ngoại ngữ. Phải thừa nhận rằng hiện tại, luật sư Việt Nam nói chung mới chỉ dừng lại ở việc tư vấn về pháp lý cho các doanh nghiệp trong nước. Họ chưa thể giúp doanh nghiệp được yên tâm trên sân chơi lớn của quốc tế.

Một lãnh đạo trong Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP. HCM đã nói về vấn đề này: “Tư vấn về những tranh chấp nước ngoài rất hiếm. Hiện nay, các luật sư Việt Nam mới chỉ thực hiện tư vấn ở trong nước hoặc cho doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, chưa có ai ra nước ngoài”.

Ai thắng, ai thua trong việc tìm chỗ đứng trên thị trường pháp lý, chưa thể nói trước! Nhưng có thể khẳng định “thị trường” luật tại Việt Nam thời gian tới sẽ còn sôi động hơn nhiều.

Hãy chờ xem!

Nguồn: Tạp chí Thành đạt

Bộ luật Dân sự: Bộ luật Dân sự và văn bản liên quan

Bộ luật Hình sự: Bộ luật Hình sự và văn bản liên quan

Bộ luật Lao động: Bộ luật Lao động và văn bản liên quan

Luật Thương mại: Luật Thương mại và văn bản liên quan

Luật Phá sản: Luật Phá sản và văn bản liên quan

Luật Cạnh tranh: Luật Cạnh tranh và văn bản liên quan

Luật Quảng cáo: Luật Quảng cáo và văn bản liên quan

Luật Hải quan: Luật Hải quan và văn bản liên quan

Luật Thuế thu nhập cá nhân: Luật Thuế thu nhập cá nhân và văn bản liên quan

Luật Hôn nhân Gia đình: Luật Hôn nhân Gia đình và văn bản liên quan

Luật Thừa kế: Luật Luật Thừa kế và văn bản liên quan

Luật Thủ đô: Luật Luật Thủ đô và văn bản liên quan

Luật Xuất bản: Luật Xuất bản và văn bản liên quan

Luật Báo chí: Luật Báo chí và văn bản liên quan

Luật Công chứng: Luật Công chứng và văn bản liên quan

Luật Bảo hiểm xã hội: Luật Bảo hiểm xã hội và văn bản liên quan

Luật Bảo hiểm y tế: Luật Bảo hiểm y tế và văn bản liên quan

Luật Giao thông đường bộ: Luật Giao thông đường bộ và văn bản liên quan

Văn phòng luật sư: Địa chỉ liên hệ các văn phòng luật sư ở Việt Nam

Thẻ: luật pháp, pháp luật

Bài này được đăng lúc 4:43 sáng ngày Tháng Mười 25, 2010 trong mục Luật pháp. Bạn có thể theo dõi phản hồi của bài này với dòng phản hồi RSS 2.0. Bạn có thể gửi phản hồi, hoặc trackback từ trang web của bạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét